Xương sống chính là trụ cột của cơ thể chúng ta. Ngay trên cột sống các đốt xương hợp nhất lại, phối hợp với dây chằng và các đĩa đệm để bảo vệ tủy sống - cơ quan truyền thụ cảm giác trực tiếp tới não bộ. . .
Chúng ta có tất cả 33 đốt xương cột sống.
Từ đốt sống thứ 8 đến thứ 19 chúng ta gọi là đốt sống ngực
Từ đốt sống thứ 20 đến thứ 24 chúng ta gọi là đốt sống lưng
Từ đốt sống thứ 25 đến thứ 30 chúng ta gọi là đốt xương cùng
Từ đốt sống thứ 30 đến thứ 33 chúng ta gọi là đốt xương cụt (xương đuôi)
Mỗi đốt sống được gép với nhau bởi một đĩa đệm nằm giữa. Đĩa đệm này có khả năng đàn hồi, biến dạng mỗi khi chúng ta vận động xương cột sống.
Bên trong đĩa đệm là tổ hợp các dây chằng và tủy sống. Tủy sống chạy xuyên suốt từ não bộ xuống đốt sống cuối cùng. Tủy sống kết hợp với hệ thần kinh điều khiển họi sự hoạt động của con người. nếu tủy sống bị chấn thương thì hệ thần kinh cũng bị tổn thương nghiêm trọng và gây ra một số bệnh bại liệt, mất cảm giác...
Hệ xương:
Các xương được kết nối như thế nào
Bảy xương đầu tiên trên đầu cột sống gọi là các đốt sống cổ. Đốt đầu tiên nằm ở ngay đáy hộp sọ và đốt thứ bảy nằm ở chân cổ. Chúng là những đốt xương sống nhỏ nhất và có góc quay rộng nhất cho phép chúng ta xoay, cúi và giữ đầu được.
Mười hai xương kế tiếp là các đốt sống ngực. Các đốt xương này có kích thước lớn hơn những đốt xương cổ và nối liền các xương sườn và phần cột sống này không được di động lắm.
Năm đốt xương sống còn lại gọi là các đốt sống thắt lưng. Các đốt xương này có kích thước lớn nhất và chúng nằm tại vị trí thắt nhất của lưng. Do phải chịu toàn bộ trọng lượng của phần thân trên và có nhiều cơ lớn nên chúng rất dễ bị lạm dụng quá mức dẫn đến tổn thương và gây đau nhức.
Đốt xương cùng và xương cụt là hai bộ xương nối nằm tại khung xương chậu. Hai xương này khi vận động sẽ cùng nhau di chuyển thành một khối.
Bốn hệ xương này cùng nhau cấu thành hệ xương sống của chúng ta.
Các xương có hình dáng như thế nào:
Hãy thử tưởng tượng 24 trống xương xếp chồng lên nhau, mặt trong úp vào nhau. Mỗi trống xương có một vòng gắn chặt vào cột sống và có một dây cột sống chạy từ đầu đến cuối cột sống xuyên quá các vòng này. Ba gai cột sống mọc từ phía sau của từng vòng, mỗi bên một gai (các mỏm ngang) và phía sau một gai, hơi dốc xuống dưới (các mỏm gai). Quá trình tiến triển theo chiều dọc cột sống làm hình thành một dãy các đốt mà ta có thể nhận biết và cảm thấy được dưới lưng và cứ nghĩ đó là một bộ phận của cột sống.
Bây giờ thử hình dung xem có 2 chỗ lồi ra từ vòng xương nối giống như là 2 cánh bướm, với phần đầu hướng lên trên và phần cuối hướng xuống dưới; và được gọi là mấu khớp. Phần đầu hai cánh đụng phần cuối của đốt xương sống nằm trên và phần cuối cánh chạm phần trên của đốt xương sống nằm dưới. Bằng cách này các đốt sống được kết nối với nhau và các điểm mà mấu khớp tiếp xúc nhau gọi là bề mặt khớp. Mặc dù mỗi khớp chỉ có đường kính khoảng 1 inch (1.27cm) nhưng một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chứng đau lưng cột sống là bị ma sát và mài mòn bề mặt khớp.
Cột sống:
Chứng viêm khớp xương mãn tính bắt nguồn tại đây và nguyên do vấn đề cũng bắt đầu từ các đĩa đệm cột sống.
Đĩa đệm cột sống:
Mặc dù các đốt xương sống được nối với nhau bằng các mấu khớp nhưng vẫn phân cách nhau bằng phần trống xương.
Trống xương được phân cách giữa đốt sống trên và đốt sống dưới bằng đĩa đệm và chính đĩa đệm này sẽ đóng vai trò như một lớp đệm và giảm chấn. Cột sống có tổng cộng tất cả 23 đĩa đệm, chiếm ¼ chiều dài cột sống.
Việc chăm sóc và cung cấp đủ dưỡng chất cho đĩa đệm cột sống là điều quan trọng và cần thiết phải thực hiện cho cột sống chúng ta.
Vùng đệm giữa các đốt sống chứa đựng 3 chất sau: phần sụn cứng kẹp chặt đĩa đệm với các đốt sống, phần sợi cơ bao quanh đĩa đệm và phần ở giữa đĩa đệm có dạng nhầy và nhớt giống như thạch (tủy sống)
Đĩa đệm có hình dạng như thế nào?
Sụn giúp định vị đĩa đệm nằm đúng vị trí, ở bên trên lẫn bên dưới để các đĩa đệm không bị trượt khỏi cột sống được. Và chính vì do nó không thể trượt ra khỏi cột sống nên người ta không bao giờ nói là đĩa đệm bị trượt cả. Tuy nhiên, thuật ngữ trẹo đĩa khớp cột sống (thoát vị đĩa đệm) vẫn thường được sử dụng để chỉ tình trạng khó chịu do đĩa đệm gây ra.
Mặc dù đĩa đệm được cả hai lớp sụn cứng phía trên và phía dưới cố định nhưng ngoài ra nó còn được nhiều lớp sợi cơ bọc xung quanh (vòng cơ) tương tự như các lớp bố bao quanh vỏ xe vậy. Tuy lớp sụn này tương đối cứng nhưng nó vẫn có khả năng bị ép phồng lên và bị vỡ.
Lõi bên trong (nhân đĩa đệm) là phần chất dịch đông đặc, sệt và nhầy giống như thạch. Chất dịch đĩa đệm này được máu cung cấp mỗi khi nhân đĩa đệm hấp thu dịch chất từ các mạch máu xung quanh. Khi các đĩa đệm cột sống không bị áp lực trọng lượng cơ thể đè lên thì do không bị trọng lực kéo xuống nên các đĩa đệm dễ dàng được dịch chất hấp thu được đẩy phình lên. Nhưng khi bị áp lực dồn lên, chẳng hạn khi đứng lên hay ngồi xuống, thì nhân đĩa đệm không thể hấp thu được dịch chất: chính xác là do nhân đĩa đệm đẩy dịch chất tràn ra ngoài, làm đĩa đệm không phông lên được và mất khả năng làm giảm chấn của lớp đệm.
Khả năng hấp thu và giải phóng dịch chất của đĩa đệm cho phép nó tự thay đổi thường xuyên từng giờ trong ngày và càng ít thay đổi hơn khi càng về già.
Việc vận động lên xuống của các đĩa đệm cột sống
Hàng ngày mỗi khi chúng ta đứng lên và ngồi xuống, toàn bộ trọng lượng cơ thể chúng ta cùng với lực kéo của trọng lực đã vắt kiệt nước ra khỏi các đĩa đệm của cơ thể làm cho chúng ta thấp xuống từ ½ - ¾ inch (1,3-2 cm) trong suốt thời gian ban ngày chúng ta thức. Ban đêm khi đi ngủ, trọng lượng cơ thể (trọng lực) tác dụng lên cột sống theo phương ngược lại nên do không còn bị lực đè xuống nữa, các đĩa đệm có thể hấp thu dịch chất, có khả năng phục hồi tự phồng lên lại và đến sáng hôm sau cơ thể trở lại chiều cao bình thường. Nhớ tự đo chiều cao cơ thể trước và sau khi ngủ.
Các bác sĩ của NASA (Cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ) đã ghi nhận trường hợp hết sực thuyết phục của hiện tượng này vào năm 1974 khi ba phi hành gia trở về trái đất sau 84 ngày ở trên Skylab, một trạm không gian. Các bác sĩ phát hiện khi trở về trái đất, các phi hành gia cao lên gần 2 inch (5cm) so với trước đây. Trong 12 tuần bay trên quỹ đạo không gian, các đĩa đệm cột sống của những phi hành gia này vẫn tiếp tục hấp thu dịch chất từ máu nhưng do tình trạng không trọng lực trên không gian nên dịch chất không bị ép tràn ra khỏi nhân đĩa đệm nên các đĩa đệm vẫn tiếp tục phồng lên và làm cho cột sống dài thêm, do đó các phi hành gia trở nên cao hơn trước. Tuy nhiên, sau 2 hoặc 3 ngày sau đó, các phi hành gia trở lại chiều cao bình thường. Sau phát hiện này, những bộ áo quần của phi hành gia được thiết kế phù hợp khi cột sống cao thêm.
Hàng ngày các đĩa đệm cứ phình ra và co lại liên tục và dần dần thì các đĩa đệm càng có xu hướng chỉ co lại mà thôi. Khi còn bé, đĩa đệm của chúng ta chứa 90% nước. Nhưng khi lớn lên và trưởng thành thì phần mô của các đĩa đệm càng tăng lên, khả năng đàn hồi giảm xuống và các đĩa đệm càng ngày càng xẹp dần đi. Nếu không chú ý duy trì độ đàn hồi của đĩa đệm thì khoảng đến năm 70 tuổi, tỷ lệ nước trong đĩa đệm sẽ giảm xuống vĩnh viễn chỉ còn khoảng 70% mà thôi. Hậu quả là hầu hết chúng ta về già đều bị lùn đi từ ½ - 2 inch (1 đến 5cm) do các đĩa đệm bị xẹp đi.
Nếu chỉ việc đĩa đệm bị xẹp chỉ làm giảm chiều cao không thôi thì không có vấn đề gì đáng nói cả. Tuy nhiên nếu như các đĩa đệm bị xẹp làm vỡ các mấu khớp nối, khiến các khớp bị trật, vỡ sụn thì sẽ gây viêm và rất đau đớn dẫn đến chứng viêm khớp xương mãn tính.
Biện pháp đúng cách là giữ cho các đĩa đệm duy trì được khả năng đàn hồi, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho vùng sụn xung quanh và có chế độ nghỉ ngơi đúng đắn để giảm áp lực của cơ thể lên cột sống.
Việc vận động ra vào của các đĩa đệm cột sống
Đĩa đệm có 2 chức năng: chức năng phân cách các đốt xương sống và chức năng giảm chấn. Việc duy trì chức năng hấp thu dịch chất của đĩa đệm cũng có vai trò quan trọng tương đương với việc giữ cho các đĩa đệm này được đàn hồi và giảm chấn.
Nhân đĩa đệm có khả năng giảm chấn do nó có thể biến đổi hình dạng trong phạm vi của đĩa đệm. Chẳng hạn như khi chúng ta cúi người xuống trước thì mặt trước đĩa đệm sẽ ép lại và trở nên mỏng hơn; và mặt sau đĩa đệm sẽ dày hơn. Tương tự như vậy, đĩa đệm đột ngột bị chèn ép thì sẽ tự xẹp xuống những sợi cơ phía ngoài tạm thời giãn ra và nhân đĩa đệm sẽ dãn ra hai bên.
Tuy nhiên, đôi khi các sợi cơ thoái hóa và yếu đi, thay vì đàn hồi trở lại để giữ nhân đĩa đệm ở trạng thái tròn thông thường thì các sợi cơ này lại giữ nguyên vị trí làm cho các đĩa đệm lồi ra và không quay về vị trí ban đầu được. Tình trạng này được gọi là bị lồi đĩa đệm. Trường hợp các sợi cơ bị đứt thì gọi là thoát vị đĩa đệm.
Đôi lúc đĩa đệm có thể bị vỡ xuyên qua cả lớp đĩa đệm kế tiếp, dây chằng và thỉnh thoảng sẽ chèn lên dây thần kinh.
Trong những trường hợp này, đĩa đệm bị lồi ra được gọi là chứng trẹo đĩa khớp, để chỉ tình trạng đĩa đệm không trở về vị trí cũ được. Thay vì thế nó lại ở luôn tại vị trí lồi ra và gây ra nhiều dạng đau đớn khác nhau, tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm bị lồi ở đâu và bị lồi bao xa; và còn tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm chèn lên các dây chằng, dây thần kinh ở đâu và chèn nhiều hay ít.
Dây chằng:
Dây chằng là các sợi cơ buộc các xương lại với nhau. Thành phần quan trọng nhất của cột sống là những sợi dây chằng nhiều lớp (cơ vòng) giữ nhân đĩa đệm ở nguyên vị trí của nó và các sợi dây chằng chạy dọc cột sống. Dây chằng rất dẻo nhưng không có tính đàn hồi cao lắm. Khi bị kéo căng quá mức thì dễ bị đứt, nhưng lại có khả năng tự chữa liền lại sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, khi các sợi cơ của cơ vòng bị đứt do lồi đĩa đệm hay thoát vị đệm thì nó lại không có khả năng tự phục hồi được.
Các cơ:
Khi nào thì cơ lưng lại không phải là cơ lưng? Đó là cơ bụng.
Đây là một cách nói khác rằng các cơ lưng khỏe mạnh không chỉ có các cơ bên và cơ duỗi của cột sống mà còn gồm có cơ bụng và cơ hông hỗ trợ nữa. Các cơ duỗi giúp giữ phần lưng thân trên cơ thể thẳng đứng.Các cơ bên đỡ hai bên hông và hỗ trợ trong quá trình vận động. Các cơ bụng nâng đỡ phần thân trước, giữ bụng và các phần khác phía trước cơ thể thẳng hàng. Các cơ hông có vai trò quan trọng với cột sống do có liên quan mật thiết với khung xương chậu có vai trò làm bệ đỡ cho
Các cơ cùng với dây chằng có chức năng nâng đỡ và bảo vệ cột sống bằng cách bao phủ toàn bộ hệ thống cột sống và đồng thời cũng cố định cột sống mỗi khi bị tác động (mòn mấu khớp nối, nứt xương cột sống, lồi đĩa đệm). Các cơ sẽ phản ứng bằng cách co thắt lại. Mặc dù các bác sĩ đều thống nhất là các cơ ít vận động và yếu là nguyên nhân xếp hàng đầu gây ra chứng đau lưng và họ cũng đồng ý với ý kiến cho rằng dưới điều kiện căng thẳng về tinh thần hay thể xác thì các cơ, cho dù là cơ đang khỏe mạnh, cũng sẽ dễ dàng bị co thắt và gây ra đau đớn.
Dây cột sống:
Dây cột sống nằm ở 2/3 phần trên cột sống, được cấu thành từ những lỗ rãnh của những vòng khuyên xương xếp chồng lên nhau ở phía sau các đốt sống. Dây cột sống là dây chính trong các dây thần kinh hình thành hệ thống thông tin của cơ thể.
Chạy dọc suốt cột sống là những khoảng trống và thông qua các khe hở này hệ thống dây thần kinh cột sống tỏa ra từ trái sang phải; từ đó các rễ dây thần kinh phân thành nhiều nhánh nhỏ hơn thu thập và chuyển các thông điệp từ não đến các bộ phận khác của cơ thể và ngược lại.
Dây cột sống chính chạy xuyên qua chỉ 2/3 của cột sống, dừng lại tại đốt sống thắt lưng thứ nhất. Từ đó trở xuống, ống cột sống chỉ có toàn rễ dây thần kinh cột sống mà thôi.
Việc làm sao để hệ dây thần kinh phân nhánh và tỏa ra vẫn còn là điều bí ẩn. Các rễ dây thần kinh cột sống từ vùng thắt lưng và xương cùng hợp lại và tạo thành dây thần kinh mới nằm ở khu vực phía sau hai chân. Đây chính là lý do tại sao chúng ta bị chứng đau thần kinh tọa. Tương tự như vậy, do các rễ dây thần kinh vùng hai vai xuất phát từ khu vực các đốt sống cổ nên khi cổ bị chấn thươg sẽ làm cho vai sẽ bị đau theo.
Do các rễ dây thần kinh xuyên qua cột sống thông qua khoảng trống giữa các đốt xương sống nên chúng ta có thể hiểu được lý do tại sao các đĩa đệm cột sống lồi và các đĩa đệm nằm trong dây chằng lại cần thiết cho việc giữ cho những rễ dây thần kinh hết bị áp lực chèn ép và giúp cơ thể hết bị đau.
Các xương được kết nối như thế nào
Bảy xương đầu tiên trên đầu cột sống gọi là các đốt sống cổ. Đốt đầu tiên nằm ở ngay đáy hộp sọ và đốt thứ bảy nằm ở chân cổ. Chúng là những đốt xương sống nhỏ nhất và có góc quay rộng nhất cho phép chúng ta xoay, cúi và giữ đầu được.
Mười hai xương kế tiếp là các đốt sống ngực. Các đốt xương này có kích thước lớn hơn những đốt xương cổ và nối liền các xương sườn và phần cột sống này không được di động lắm.
Năm đốt xương sống còn lại gọi là các đốt sống thắt lưng. Các đốt xương này có kích thước lớn nhất và chúng nằm tại vị trí thắt nhất của lưng. Do phải chịu toàn bộ trọng lượng của phần thân trên và có nhiều cơ lớn nên chúng rất dễ bị lạm dụng quá mức dẫn đến tổn thương và gây đau nhức.
Đốt xương cùng và xương cụt là hai bộ xương nối nằm tại khung xương chậu. Hai xương này khi vận động sẽ cùng nhau di chuyển thành một khối.
Bốn hệ xương này cùng nhau cấu thành hệ xương sống của chúng ta.
Các xương có hình dáng như thế nào:
Hãy thử tưởng tượng 24 trống xương xếp chồng lên nhau, mặt trong úp vào nhau. Mỗi trống xương có một vòng gắn chặt vào cột sống và có một dây cột sống chạy từ đầu đến cuối cột sống xuyên quá các vòng này. Ba gai cột sống mọc từ phía sau của từng vòng, mỗi bên một gai (các mỏm ngang) và phía sau một gai, hơi dốc xuống dưới (các mỏm gai). Quá trình tiến triển theo chiều dọc cột sống làm hình thành một dãy các đốt mà ta có thể nhận biết và cảm thấy được dưới lưng và cứ nghĩ đó là một bộ phận của cột sống.
Bây giờ thử hình dung xem có 2 chỗ lồi ra từ vòng xương nối giống như là 2 cánh bướm, với phần đầu hướng lên trên và phần cuối hướng xuống dưới; và được gọi là mấu khớp. Phần đầu hai cánh đụng phần cuối của đốt xương sống nằm trên và phần cuối cánh chạm phần trên của đốt xương sống nằm dưới. Bằng cách này các đốt sống được kết nối với nhau và các điểm mà mấu khớp tiếp xúc nhau gọi là bề mặt khớp. Mặc dù mỗi khớp chỉ có đường kính khoảng 1 inch (1.27cm) nhưng một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chứng đau lưng cột sống là bị ma sát và mài mòn bề mặt khớp.
Cột sống:
Chứng viêm khớp xương mãn tính bắt nguồn tại đây và nguyên do vấn đề cũng bắt đầu từ các đĩa đệm cột sống.
Đĩa đệm cột sống:
Mặc dù các đốt xương sống được nối với nhau bằng các mấu khớp nhưng vẫn phân cách nhau bằng phần trống xương.
Trống xương được phân cách giữa đốt sống trên và đốt sống dưới bằng đĩa đệm và chính đĩa đệm này sẽ đóng vai trò như một lớp đệm và giảm chấn. Cột sống có tổng cộng tất cả 23 đĩa đệm, chiếm ¼ chiều dài cột sống.
Việc chăm sóc và cung cấp đủ dưỡng chất cho đĩa đệm cột sống là điều quan trọng và cần thiết phải thực hiện cho cột sống chúng ta.
Vùng đệm giữa các đốt sống chứa đựng 3 chất sau: phần sụn cứng kẹp chặt đĩa đệm với các đốt sống, phần sợi cơ bao quanh đĩa đệm và phần ở giữa đĩa đệm có dạng nhầy và nhớt giống như thạch (tủy sống)
Sụn giúp định vị đĩa đệm nằm đúng vị trí, ở bên trên lẫn bên dưới để các đĩa đệm không bị trượt khỏi cột sống được. Và chính vì do nó không thể trượt ra khỏi cột sống nên người ta không bao giờ nói là đĩa đệm bị trượt cả. Tuy nhiên, thuật ngữ trẹo đĩa khớp cột sống (thoát vị đĩa đệm) vẫn thường được sử dụng để chỉ tình trạng khó chịu do đĩa đệm gây ra.
Mặc dù đĩa đệm được cả hai lớp sụn cứng phía trên và phía dưới cố định nhưng ngoài ra nó còn được nhiều lớp sợi cơ bọc xung quanh (vòng cơ) tương tự như các lớp bố bao quanh vỏ xe vậy. Tuy lớp sụn này tương đối cứng nhưng nó vẫn có khả năng bị ép phồng lên và bị vỡ.
Lõi bên trong (nhân đĩa đệm) là phần chất dịch đông đặc, sệt và nhầy giống như thạch. Chất dịch đĩa đệm này được máu cung cấp mỗi khi nhân đĩa đệm hấp thu dịch chất từ các mạch máu xung quanh. Khi các đĩa đệm cột sống không bị áp lực trọng lượng cơ thể đè lên thì do không bị trọng lực kéo xuống nên các đĩa đệm dễ dàng được dịch chất hấp thu được đẩy phình lên. Nhưng khi bị áp lực dồn lên, chẳng hạn khi đứng lên hay ngồi xuống, thì nhân đĩa đệm không thể hấp thu được dịch chất: chính xác là do nhân đĩa đệm đẩy dịch chất tràn ra ngoài, làm đĩa đệm không phông lên được và mất khả năng làm giảm chấn của lớp đệm.
Khả năng hấp thu và giải phóng dịch chất của đĩa đệm cho phép nó tự thay đổi thường xuyên từng giờ trong ngày và càng ít thay đổi hơn khi càng về già.
Việc vận động lên xuống của các đĩa đệm cột sống
Hàng ngày mỗi khi chúng ta đứng lên và ngồi xuống, toàn bộ trọng lượng cơ thể chúng ta cùng với lực kéo của trọng lực đã vắt kiệt nước ra khỏi các đĩa đệm của cơ thể làm cho chúng ta thấp xuống từ ½ - ¾ inch (1,3-2 cm) trong suốt thời gian ban ngày chúng ta thức. Ban đêm khi đi ngủ, trọng lượng cơ thể (trọng lực) tác dụng lên cột sống theo phương ngược lại nên do không còn bị lực đè xuống nữa, các đĩa đệm có thể hấp thu dịch chất, có khả năng phục hồi tự phồng lên lại và đến sáng hôm sau cơ thể trở lại chiều cao bình thường. Nhớ tự đo chiều cao cơ thể trước và sau khi ngủ.
Các bác sĩ của NASA (Cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ) đã ghi nhận trường hợp hết sực thuyết phục của hiện tượng này vào năm 1974 khi ba phi hành gia trở về trái đất sau 84 ngày ở trên Skylab, một trạm không gian. Các bác sĩ phát hiện khi trở về trái đất, các phi hành gia cao lên gần 2 inch (5cm) so với trước đây. Trong 12 tuần bay trên quỹ đạo không gian, các đĩa đệm cột sống của những phi hành gia này vẫn tiếp tục hấp thu dịch chất từ máu nhưng do tình trạng không trọng lực trên không gian nên dịch chất không bị ép tràn ra khỏi nhân đĩa đệm nên các đĩa đệm vẫn tiếp tục phồng lên và làm cho cột sống dài thêm, do đó các phi hành gia trở nên cao hơn trước. Tuy nhiên, sau 2 hoặc 3 ngày sau đó, các phi hành gia trở lại chiều cao bình thường. Sau phát hiện này, những bộ áo quần của phi hành gia được thiết kế phù hợp khi cột sống cao thêm.
Hàng ngày các đĩa đệm cứ phình ra và co lại liên tục và dần dần thì các đĩa đệm càng có xu hướng chỉ co lại mà thôi. Khi còn bé, đĩa đệm của chúng ta chứa 90% nước. Nhưng khi lớn lên và trưởng thành thì phần mô của các đĩa đệm càng tăng lên, khả năng đàn hồi giảm xuống và các đĩa đệm càng ngày càng xẹp dần đi. Nếu không chú ý duy trì độ đàn hồi của đĩa đệm thì khoảng đến năm 70 tuổi, tỷ lệ nước trong đĩa đệm sẽ giảm xuống vĩnh viễn chỉ còn khoảng 70% mà thôi. Hậu quả là hầu hết chúng ta về già đều bị lùn đi từ ½ - 2 inch (1 đến 5cm) do các đĩa đệm bị xẹp đi.
Nếu chỉ việc đĩa đệm bị xẹp chỉ làm giảm chiều cao không thôi thì không có vấn đề gì đáng nói cả. Tuy nhiên nếu như các đĩa đệm bị xẹp làm vỡ các mấu khớp nối, khiến các khớp bị trật, vỡ sụn thì sẽ gây viêm và rất đau đớn dẫn đến chứng viêm khớp xương mãn tính.
Biện pháp đúng cách là giữ cho các đĩa đệm duy trì được khả năng đàn hồi, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho vùng sụn xung quanh và có chế độ nghỉ ngơi đúng đắn để giảm áp lực của cơ thể lên cột sống.
Việc vận động ra vào của các đĩa đệm cột sống
Đĩa đệm có 2 chức năng: chức năng phân cách các đốt xương sống và chức năng giảm chấn. Việc duy trì chức năng hấp thu dịch chất của đĩa đệm cũng có vai trò quan trọng tương đương với việc giữ cho các đĩa đệm này được đàn hồi và giảm chấn.
Nhân đĩa đệm có khả năng giảm chấn do nó có thể biến đổi hình dạng trong phạm vi của đĩa đệm. Chẳng hạn như khi chúng ta cúi người xuống trước thì mặt trước đĩa đệm sẽ ép lại và trở nên mỏng hơn; và mặt sau đĩa đệm sẽ dày hơn. Tương tự như vậy, đĩa đệm đột ngột bị chèn ép thì sẽ tự xẹp xuống những sợi cơ phía ngoài tạm thời giãn ra và nhân đĩa đệm sẽ dãn ra hai bên.
Tuy nhiên, đôi khi các sợi cơ thoái hóa và yếu đi, thay vì đàn hồi trở lại để giữ nhân đĩa đệm ở trạng thái tròn thông thường thì các sợi cơ này lại giữ nguyên vị trí làm cho các đĩa đệm lồi ra và không quay về vị trí ban đầu được. Tình trạng này được gọi là bị lồi đĩa đệm. Trường hợp các sợi cơ bị đứt thì gọi là thoát vị đĩa đệm.
Đôi lúc đĩa đệm có thể bị vỡ xuyên qua cả lớp đĩa đệm kế tiếp, dây chằng và thỉnh thoảng sẽ chèn lên dây thần kinh.
Trong những trường hợp này, đĩa đệm bị lồi ra được gọi là chứng trẹo đĩa khớp, để chỉ tình trạng đĩa đệm không trở về vị trí cũ được. Thay vì thế nó lại ở luôn tại vị trí lồi ra và gây ra nhiều dạng đau đớn khác nhau, tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm bị lồi ở đâu và bị lồi bao xa; và còn tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm chèn lên các dây chằng, dây thần kinh ở đâu và chèn nhiều hay ít.
Dây chằng:
Dây chằng là các sợi cơ buộc các xương lại với nhau. Thành phần quan trọng nhất của cột sống là những sợi dây chằng nhiều lớp (cơ vòng) giữ nhân đĩa đệm ở nguyên vị trí của nó và các sợi dây chằng chạy dọc cột sống. Dây chằng rất dẻo nhưng không có tính đàn hồi cao lắm. Khi bị kéo căng quá mức thì dễ bị đứt, nhưng lại có khả năng tự chữa liền lại sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, khi các sợi cơ của cơ vòng bị đứt do lồi đĩa đệm hay thoát vị đệm thì nó lại không có khả năng tự phục hồi được.
Các cơ:
Khi nào thì cơ lưng lại không phải là cơ lưng? Đó là cơ bụng.
Đây là một cách nói khác rằng các cơ lưng khỏe mạnh không chỉ có các cơ bên và cơ duỗi của cột sống mà còn gồm có cơ bụng và cơ hông hỗ trợ nữa. Các cơ duỗi giúp giữ phần lưng thân trên cơ thể thẳng đứng.Các cơ bên đỡ hai bên hông và hỗ trợ trong quá trình vận động. Các cơ bụng nâng đỡ phần thân trước, giữ bụng và các phần khác phía trước cơ thể thẳng hàng. Các cơ hông có vai trò quan trọng với cột sống do có liên quan mật thiết với khung xương chậu có vai trò làm bệ đỡ cho
Các cơ cùng với dây chằng có chức năng nâng đỡ và bảo vệ cột sống bằng cách bao phủ toàn bộ hệ thống cột sống và đồng thời cũng cố định cột sống mỗi khi bị tác động (mòn mấu khớp nối, nứt xương cột sống, lồi đĩa đệm). Các cơ sẽ phản ứng bằng cách co thắt lại. Mặc dù các bác sĩ đều thống nhất là các cơ ít vận động và yếu là nguyên nhân xếp hàng đầu gây ra chứng đau lưng và họ cũng đồng ý với ý kiến cho rằng dưới điều kiện căng thẳng về tinh thần hay thể xác thì các cơ, cho dù là cơ đang khỏe mạnh, cũng sẽ dễ dàng bị co thắt và gây ra đau đớn.
Dây cột sống:
Dây cột sống nằm ở 2/3 phần trên cột sống, được cấu thành từ những lỗ rãnh của những vòng khuyên xương xếp chồng lên nhau ở phía sau các đốt sống. Dây cột sống là dây chính trong các dây thần kinh hình thành hệ thống thông tin của cơ thể.
Chạy dọc suốt cột sống là những khoảng trống và thông qua các khe hở này hệ thống dây thần kinh cột sống tỏa ra từ trái sang phải; từ đó các rễ dây thần kinh phân thành nhiều nhánh nhỏ hơn thu thập và chuyển các thông điệp từ não đến các bộ phận khác của cơ thể và ngược lại.
Dây cột sống chính chạy xuyên qua chỉ 2/3 của cột sống, dừng lại tại đốt sống thắt lưng thứ nhất. Từ đó trở xuống, ống cột sống chỉ có toàn rễ dây thần kinh cột sống mà thôi.
Việc làm sao để hệ dây thần kinh phân nhánh và tỏa ra vẫn còn là điều bí ẩn. Các rễ dây thần kinh cột sống từ vùng thắt lưng và xương cùng hợp lại và tạo thành dây thần kinh mới nằm ở khu vực phía sau hai chân. Đây chính là lý do tại sao chúng ta bị chứng đau thần kinh tọa. Tương tự như vậy, do các rễ dây thần kinh vùng hai vai xuất phát từ khu vực các đốt sống cổ nên khi cổ bị chấn thươg sẽ làm cho vai sẽ bị đau theo.
Do các rễ dây thần kinh xuyên qua cột sống thông qua khoảng trống giữa các đốt xương sống nên chúng ta có thể hiểu được lý do tại sao các đĩa đệm cột sống lồi và các đĩa đệm nằm trong dây chằng lại cần thiết cho việc giữ cho những rễ dây thần kinh hết bị áp lực chèn ép và giúp cơ thể hết bị đau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét