Sưu tầm:
Nên tập thói quen ngồi thẳng lưng.
Bạn chỉ thực sự quan tâm tới tấm lưng của mình khi nó bị đau nhức hay gặp phải vấn đề gì đó? Và đến lúc đó, bạn phải mất rất nhiều thời gian và công sức để chữa trị? Dưới đây là 10 cách phòng ngừa để bạn không phải đấm lưng bùm bụp và than trời nữa.
1. Duy trì một cơ thể với mức cân nặng hợp lý
Chúng ta thường không nhận thấy tác hại của việc tăng cân vì nó không diễn ra một cách chóng vánh. Nhưng hãy thử mang một vật nặng khoảng 10 kg suốt cả một ngày thì bạn sẽ thấy được việc thừa cân sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cấu trúc cơ thể.
2. Tập luyện để luôn có cơ bụng và cơ lưng khoẻ mạnh
Có lẽ bạn cũng đã biết đến điều này nhưng vẫn cần phải nhấn mạnh rằng cơ bụng khoẻ sẽ giúp ích cho lưng rất nhiều. Thực ra, nếu bạn có một cơ thể với nhiều cơ săn chắc thì nguy cơ bị các chấn thương sẽ giảm đi rất nhiều, bất kể là khi bạn lau nhà, chơi tennis hay ngồi một chỗ trong một thời gian dài.
3. Khi phải nâng một vật nặng hãy chú ý tới tư thế sao cho thật chính xác
Bạn phải đứng gần vật cần nâng, 2 chân dang rộng vừa phải để đảm bảo sự vững chắc. Sau đó ngồi xuống theo tư thế ngồi xổm và và giữ xương sống ở tư thế thẳng. Cuối cùng kết hợp với cơ bụng để nâng vật nặng lên từ từ với sự vững chắc của 2 chân.
4. Tập luyện cơ chân thường xuyên
Cùng với cơ ở phần thân, cơ ở chân cũng đóng một vai trò rất quan trọng giúp bạn có được tư thể vững vàng. Hơn nữa, như đã nói ở phần trên, cơ chân khoẻ sẽ giảm bớt sức nặng cho lưng mối khi bạn phải nâng vật nặng.
5. Cơ thể phải luôn linh động
Sự thiếu linh động sẽ làm tăng nguy cơ bị chấn thương ở lưng và nếu ai đã bị đau lưng thì bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn. Một số bài tập như Yoga có thể sẽ giúp loại bỏ được bệnh đau lưng nhưng nếu cơ thể bạn cảm thấy không thoải mái với những động tác trong bài tập thì tác dụng có thể sẽ là ngược lại. Tóm lại hãy làm cho cơ thể mình có dược sự dẻo dai và linh động cần thiết.
6. Chú ý tới tư thế (ngồi, đứng, di chuyển...)
Duy trì tư thế đúng là cách phòng chống đau lưng hiệu quả nhất vì nó giúp làm giảm bớt áp lực lên các cơ, dây chằng, và khớp nối phía sau lưng.
7. Mua đệm giường tốt và hợp lý
Đây cũng là điều quan trọng vì chúng ta dành một khoảng thời gian khá dài (khoảng từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày) cho việc ngủ. Trước khi mua đệm hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ để chọn ra cái phù hợp nhất với mình vì mỗi người có nhu cầu về đệm khác nhau.
8. Giảm stress
Stress sẽ làm tăng áp lực lên các cơ trong đó có cả cơ lưng. Kiểm soát được stress cũng giống như bạn đã trút bỏ được gánh nặng trên đôi vai của mình.
9. Khởi động trước khi vận động mạnh hay làm việc gì đó
Điều này sẽ làm giảm nguy có bị chấn thương cho cơ thể nói chung và cho lưng nói riêng. Chính vì thế đừng bao giờ bỏ qua các động tác khởi động đơn giản làm cho cơ và các khớp nối nóng lên trước khi vận động mạnh.
10. Trợ giúp cho phần lưng phía dưới khi ngồi
Dùng khăn cuốn hay một chiếc gối nhỏ để làm đệm trợ giúp cho phần lưng phía dưới trong khi ngồi. Sau khoảng nửa giờ thì lại bỏ chúng ra trong vòng 5 phút để thay đổi tư thế. Và sau khi đã ngồi được một khoảng thời gian dài bạn nên đứng dậy và đi vòng quay một lúc để lưng của bạn được nghỉ ngơi.
Theo VTV/HealthDa
Việt Báo (Theo_DanTri)
Cảm ơn bài viết rất hay....
Trả lờiXóaBồn ngâm massage chân
Bồn ngâm chân
Có nên dùng bồn ngâm chân
Cách sử dụng bồn ngâm chân